Thứ Năm, 30 tháng 6, 2011

Bí Ẩn Kim Tự Tháp Giza ( Phần III )

Bí ẩn các kim tự tháp Giza, Ai Cập (Phần 3)

Quan niệm cũ cho rằng các kim tự tháp Ai Cập được xây cách đây dưới 5.000 năm. Trong thực tế phần lớn là như vậy, nhưng 3 kim tự tháp Giza và một số công trình khác thì cổ xưa hơn nhiều, chừng 12.000 năm tuổi. Lạ thay, chúng không thuộc về người Ai Cập, mà thuộc về những nền văn minh tiền sử cao siêu nào đó, trước chu kỳ thời đại của chúng ta.

Các kim tự tháp Giza, tượng Nhân sư và một vài kiến trúc khác ở một số nơi khác ở Ai Cập không phù hợp với kiến trúc vào thời kỳ triều đại đó, mà dường như thuộc về những thời kỳ hết sức xa xôi. Trái với những ngôi đền Pharaông điển hình được xây dựng bằng những khối đá vôi nhỏ, ta thấy các cổng vào có mái đua và các bức tường, các đài kỷ niệm bí ẩn như “Ngôi đền Nhân Sư”, “Đền thờ” của Khafre và Menkhare, Osireion tại Abydos và ngôi đền bí ẩn tại Qasr el-Sagha… đều đã được xây dựng theo kiến trúc hoàn toàn khác biệt. Chúng được xây bằng những khối đá granit và đá vôi khổng lồ nặng tới 50-275 tấn, những bức tường và các cổng vòm trilithon xây bằng đá cự thạch, và đã hoàn toàn không có bất kỳ trang trí nào cả (các hình vẽ và chữ viết mà ta nhìn thấy hiện nay là bị đời sau thêm vào).

Các đặc điểm rất khác biệt của các kim tự tháp ở Giza có thể tóm tắt lại như sau:

Thứ nhất: Chỉ có các kim tự tháp Giza có các phòng ở phía trên cao bên trong chúng, tất cả các kim tự tháp còn lại chỉ có một một phòng thấp hoặc nhiều phòng gần móng. Đây là những bản sao của các phòng ngầm trong các kim tự tháp Giza. Người Ai Cập các triều đại không biết các phòng bí mật ở trên cao hơn, cho nên đã không xây phòng cao trong các kim tự tháp của họ.


Chỉ có các kim tự tháp nhỏ phía trước là có ghi chép của pharaông Khufu rằng ông ta đã xây dựng chúng, và ngày nay chúng đều đã hư hại nặng vì chất lượng xây dựng kém.
Trong khi đó, các kim tự tháp Giza lớn phía sau có cấu trúc tinh vi chính xác, sử dụng lối kiến trúc và công nghệ xây dựng cực cao, và tồn tại vững vàng cho tới ngày hôm nay. Không hề có bản khắc chữ Ai Cập cổ đại nào xác nhận rằng chúng do các pharaông Ai Cập xây dựng. Và, không giống như những kim tự tháp khác, các kim tự tháp Giza không hề có biểu tượng tôn giáo hoặc hình vẽ trong các “hòm” bên trong chúng. Tóm lại người Ai Cập không phải là chủ nhân của 3 kim tự tháp Giza lớn, mà chúng thuộc về những thời kỳ vô cùng xa xưa, vượt trên khả năng hiểu biết của loài người.


Thứ hai, chỉ có ba kim tự tháp Giza có định hướng chính xác theo la bàn, đồng thời cho thấy rất nhiều kiến thức khoa học tinh vi về phép đo Trái đất và về xây dựng. Các yếu tố này không có trong các kim tự tháp khác.

Thứ ba, chỉ có các kim tự tháp Giza được xây dựng với một độ chính xác rất cao, sử dụng thành thục những tảng đá xây dựng nặng nhiều tấn, giúp chúng có thể đạt được kích thước khổng lồ, lớn nhất Ai Cập. Chúng thực sự khác biệt hẳn với tất cả các cấu trúc khác dọc theo sông Nile.

Thứ tư, tổ hợp Giza sử dụng thiết kế xây dựng hoàn toàn xa lạ so với bất kỳ dạng kim tự tháp nào khác. Nhà nghiên cứu William Fix quan sát:

“Bởi vì các kim tự tháp khác bao gồm các khối nhỏ hơn nhiều, chúng được xây dựng như là một hệ khung gồm nhiều bức tường bên trong để cố kết. Ba kim tự tháp Giza lớn không có những vỏ bọc bên trong như thế. Kích cỡ riêng của các khối đá tạo ra sự ổn định cần thiết. Đặc điểm này cho thấy một sự xuất sắc trong tay nghề và khả năng công nghệ cao hơn nhiều so với bất cứ nơi nào khác.”

Và thứ năm, không giống như những kim tự tháp được cho là được xây dựng trước hoặc sau chúng, các kim tự tháp Giza không hề có biểu tượng tôn giáo hoặc hình vẽ trong các “hòm” bên trong chúng.

Có những bằng chứng cho thấy rằng các vị vua Ai Cập đã chỉ xây các kim tự tháp con xung quanh 3 kim tự tháp Giza mà thôi, và ngày nay hầu như đều hư hỏng nặng vì chất lượng xây dựng kém hơn của chúng. Rất có thể các vị vua sau đời vua Senefru đã từ bỏ ý định xây dựng các bản sao của các kim tự tháp Giza, khi thấy Senefru đã hết sức cố gắng sao chép lại chúng nhưng không thể làm nổi.

Pharaông Sekhemket, đã cố gắng xây dựng một kim tự tháp, nhưng không hoàn thành được, và ngày nay chỉ còn là một đống đổ nát. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy ở dưới đáy của một đường thông bên dưới kiến trúc này một cái hòm bằng đá thạch cao tuyết hoa đậy kín. Khi chiếc hòm đá được mở ra, thì nó hoàn toàn trống rỗng giống như chiếc hòm rỗng tìm thấy trong kim tự tháp Lớn.


Kim tự tháp của Sekhemkhet pharaông triều đại thứ 3, xây dựng dở dang

Pharaông Senefru, đã xây dựng ba công trình, và có mọi lý do để tin rằng ông đã cố gắng sao chép theo các Kim tự tháp Giza. Các kim tự tháp của ông chứa đựng lượng đá bằng 2/3, bao phủ một khu vực rộng bằng 90% các kiến trúc Giza. Một trong những khác biệt rõ ràng là thiết kế xây dựng và sự xây nề rất thô, khi so sánh với tổ hợp kiến trúc Giza.


Phần xây nề rất thô của kim tự tháp Đỏ do Pharaông Senefru xây

Pharaông đầu tiên của triều đại thứ 5, Shepeskaf, đã chỉ xây cho mình một nhà mồ bình thường. Đến đời pharaông Userkaf, chất lượng xây dựng kém đã làm cho nó chỉ còn là một đống tàn tích ngày hôm nay. Các pharaông tiếp theo là Sahure, Nieswerre và Nefirirkare đã cố gắng xây dựng 3 kim tự tháp bằng đá tại Abu Sir, nhưng không thể đạt tới kích thước và chất lượng của bộ ba kim tự tháp Giza, và ngày nay cũng chỉ còn là những đống đổ nát. Đó cũng là tình trạng chung của tất cả các kim tự tháp khác.


Pharaông đầu tiên của triều đại thứ 5, Shepeskaf, đã chỉ xây cho mình một nhà mồ bình thường




Kim tự tháp của pharaông Userkaf, của pharaông Sahure, của pharaông Neferirkare, tất cả đều rất nhỏ bé có chất lượng xây dựng, kiến trúc và công nghệ rất kém so với 3 kim tự tháp Giza. Ngày nay chỉ còn là những đống đổ nát.





Các kim tự tháp khác của các pharaông đời sau đều cũng trong tình trạng tương tự. Công nghệ kỳ diệu của các kim tự tháp Giza, nếu là của vương triều thứ 4, thì đến các vương triều sau đó công nghệ ấy đã đi đâu, tại sao suy tàn đột ngột như vậy? Điều này cho thấy 3 kim tự tháp Giza không thuộc về vương triều thứ 4, nghĩa là không phải của người Ai Cập, mà thuộc về quá khứ xa xăm.

Trong tất cả 23 kim tự tháp chính được dựng lên sau Triều đại thứ tư, việc xây dựng đã được thực hiện một cách vội vàng, ít quan tâm đến độ chính xác, và sử dụng các khối đá cuội thô kệch. Chúng ta buộc phải đặt ra câu hỏi, rằng nếu các Kim tự tháp Giza đã được xây dựng trong Triều đại thứ tư, thì điều gì đã xảy ra với kiến thức cao cấp đã được sử dụng để thiết kế và xây dựng ra chúng? Tại sao kiến thức ấy không bao giờ được sử dụng một lần nữa, dù chỉ trong 1 kim tự tháp nào khác sau này (và cả “trước đó”)?

Có những người cố ý một cách bí ẩn, từ chối xác minh niên đại thực sự của các kim tự tháp một cách nghiêm túc. Họ cố gắng một cách kỳ lạ khi thuyết phục người khác rằng kim tự tháp Giza được xây vào giai đoạn đầu Triều đại thứ tư. Tuy nhiên, sự thật vẫn là sự thật. Có quá nhiều bằng chứng cho thấy các Kim tự tháp Giza đã có từ trước khi người Ai Cập tới định cư bên sông Nile, và chính điều đó là động lực đã thúc đẩy các pharaông Ai Cập xây dựng các kim tự tháp khác cho mình.

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2011

Bí Ẩn Kim Tự Tháp Giza ( Phần II )

Bí ẩn các kim tự tháp Giza, Ai Cập (Phần 2)

Vương triều thứ tư Ai Cập không có năng lực kỹ thuật để xây dựng nên kim tự tháp Lớn (chúng ta cũng không có khả năng này, ngay cả vào thời nay), và kiến trúc này đã được sử dụng cho một mục đích hoàn toàn khác chứ không phải để làm lăng mộ.

Các kim tự tháp ở Giza được xây dựng bằng cách nào?


Kim tự tháp Khafre

Kim tự tháp Lớn được xây dựng với khoảng 2.300.000 khối đá vôi và đá granit. Cân nặng trong khoảng từ 2,5 tới 50 tấn, các khối đá này hẳn phải được khai thác từ mỏ đá. Vấn đề đầu tiên chưa được giải quyết của chúng ta là ở đây.

Trong bảo tàng Cairo người ta có thể thấy một số ví dụ của những chiếc cưa bằng đồng, mà những nhà Ai Cập học khẳng định là những thứ được sử dụng trong việc cắt và tạo hình cho các khối đá xây dựng kim tự tháp. Những công cụ này cho thấy một vấn đề. Trên thang độ cứng Mohs của khoáng sản, đồng có độ cứng từ 3,5-4, trong khi đá vôi có độ cứng là 4-5 và đá granit là 5-6.

Các công cụ đó chỉ cắt được đá vôi và sẽ là vô dụng đối với đá granit. Khảo cổ học chưa từng phát hiện công cụ sắt nào thuộc về các triều đại Ai Cập cổ, nhưng ngay cả khi họ có đi chăng nữa, thậm chí cả các loại thép tốt nhất hiện nay có độ cứng chỉ 5,5 và do đó cũng không hiệu quả khi cắt đá granit.

Một vài năm trước đây Ngài Flinders Petrie, một trong những “cha đẻ” của ngành Ai Cập học nêu giả thuyết rằng các khối đá xây dựng kim tự tháp đã được cắt bằng những lưỡi cưa dài được đính kim cương hoặc khoáng chất corundum. Nhưng ý tưởng này cũng có nhiều vấn đề. Việc cắt hàng triệu khối đá sẽ đòi hỏi hàng triệu viên kim cương và khoáng chất corundum quý hiếm đắt tiền, bởi chúng luôn luôn mòn đi và đòi hỏi được thay thế.

Ông còn gợi ý rằng các khối đá vôi đã được cắt bằng cách sử dụng acid citric hoặc dấm theo những cách nào đó, nhưng cách này rất chậm, hơn nữa làm bề mặt của đá vôi thủng lỗ chỗ và thô kệch, không giống như bề mặt mịn đẹp tìm thấy trên các tảng đá bọc ngoài. Hơn nữa cách này hoàn toàn không cắt đá granit được. Sự thật là, chúng ta không biết các khối đã thực sự được khai thác như thế nào.

Còn câu hỏi cũng không thể trả lời được, là bằng cách nào 2.300.000 khối đá rất nặng đã được chuyển tới địa điểm xây dựng các kim tự tháp. Và thậm chí còn khó tưởng tượng hơn: làm thế nào các khối đá có thể được đưa đến chiều cao hơn 150m ở đỉnh của kim tự tháp này?

Một kỹ sư dân dụng người Đan Mạch, ông P. Garde-Hanson, đã tính toán là nếu một đường dốc được xây dựng để vận chuyển đá lên đỉnh kim tự tháp sẽ cần phải có 17.500.000 mét khối vật liệu, nghĩa là gấp hơn bảy lần tổng số lượng vật liệu sử dụng để xây bản thân kim tự tháp, và cần phải có số lượng lao động tới 240,000 để xây dựng nó trong thời gian trị vì của Cheops.

Nhưng nếu đoạn đường rất lớn này được xây dựng, nó sẽ đòi hỏi một lực lượng hơn 300.000 người lao động để tháo dỡ trong suốt 8 năm. Tất cả các vật liệu xây đoạn đường đã được đem đi đâu, và tại sao người ta không thể tìm thấy chút vật liệu nào ở bất cứ đâu gần kim tự tháp Lớn? Và làm thế nào để đưa các khối đá nặng nề được chạm khắc một cách chính xác vào đúng vị trí của chúng mà không làm sứt mẻ các góc cạnh?

Một chi tiết đáng lưu ý khác, là không có bất kỳ tư liệu lịch sử của triều đại, tranh vẽ, hay các tranh chữ chạm khắc nào có thể cung cấp bất kỳ đầu mối nào về bí ẩn này. Các kỹ sư hiện đại đã đưa ra nhiều giả thiết về các thiết bị nâng và đòn bẩy, nhưng không giả thiết nào giải thích được: làm thế nào các khối đá 50 tấn của Phòng chính được nâng lên và đưa vào đúng vị trí, bằng cách sử dụng một khoảng trống rất chật hẹp chỉ 4 tới 6 công nhân đứng được, trong khi ít nhất cần phải có sức của 2.000 người mới làm nổi việc này.

Tiếp theo chúng ta xem xét vấn đề có lẽ là bất thường nhất, đó là việc chế tác và đưa vào vị trí các phiến đá vôi có độ bóng cao bao phủ toàn bộ kim tự tháp. Kim tự tháp ban đầu có khoảng 115.000 phiến đá này, mỗi phiến có khối lượng từ 10 tấn trở lên.


Màu trắng tuyệt đẹp ban đầu của kim tự tháp Lớn khi lớp vỏ đá vôi ngoài vẫn còn (trước năm 1356)


Lớp vỏ đá vôi trên đỉnh của kim tự tháp Khafre

Những phiến đá này được đẽo gọt trên tất cả 6 mặt của chúng chứ không chỉ ở bề mặt nhìn thấy được, với dung sai chỉ có 0,25 mm. Chúng được gắn chặt với nhau đến mức một lưỡi dao cạo mỏng cũng không thể chèn được vào giữa chúng


Hình minh họa: Những tảng đá vôi trắng phủ ngoài của kim tự tháp Lớn

Nhà Ai Cập học Petrie đã bày tỏ sự ngạc nhiên của ông về kỳ công đó bằng cách viết, “Chỉ riêng việc đặt những phiến đá liên kết với nhau chính xác như vậy đã là một công việc đòi hỏi rất nhiều sự cẩn thận, nhưng làm như vậy bằng xi măng tại các mối nối hầu như là không thể. Việc đó có thể so sánh với việc chế tác ra dụng cụ quang học hoàn hảo nhất có kích thước hàng ngàn mét vuông“.

Herodotus, người đã viếng thăm kim tự tháp Lớn vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, báo cáo rằng đã phát hiện được những dòng chữ kỳ lạ được chạm khắc trên các phiến đá vỏ ngoài của kim tự tháp này.

Vào năm 1179, sử gia Ả Rập Abd el Latif ghi nhận rằng những chữ khắc này quá nhiều đến mức chúng có thể viết đầy “hơn 10.000 trang văn bản”.

William của Baldensal, một du khách châu Âu đầu thế kỷ 14, đã kể lại rằng các phiến đá được bao phủ bằng những biểu tượng kỳ lạ được sắp xếp thành nhiều hàng cẩn thận.

Đáng buồn thay, vào năm 1356, sau một trận động đất san bằng Cairo, người Ả Rập đã cướp những phiến đá đẹp của vỏ kim tự tháp để xây dựng lại các nhà thờ Hồi giáo và các pháo đài trong thành phố. Khi các phiến đá bị cắt thành miếng nhỏ và tạo hình lại, tất cả các dấu vết của những dòng chữ khắc cổ đã bị phá hủy. Một trong những thư viện lớn và quan trọng nhất thế giới nhân loại đã không còn.

Thứ Ba, 28 tháng 6, 2011

Bí Ẩn Kim Tự Tháp Giza ( Phần I )

 Đây có thể nói là vấn đề minh quan tâm và chú trọng đến nhất, vì từ đó tới giờ rất thích Erypt vì nó có nhiều điều bí ẩn và trong đó thú vị nhất là các vị thần và Kim tự tháp, các nhà khoa học có nói dù cho cả trang thiệt bị hiện đại như ngày nay cũng chả thế nào xây được cái Kim Tự Tháp đứng vững hơn 4000 năm như thế kia.

Bí ẩn các kim tự tháp Giza, Ai Cập (Phần 1)

Các kim tự tháp là kiến trúc cổ đại lớn nhất và bí ẩn nhất thế giới. Tuy nhiên có rất nhiều bằng chứng cho thấy 3 kim tự tháp ở Giza cổ xưa hơn thế rất nhiều, và người Ai Cập không phải là người đã xây dựng chúng.


Các kim tự tháp Giza nổi bật dưới bầu trời xanh Cairo, Ai Cập. Kim tự tháp Lớn, nằm phía bên phải của bức ảnh, kim tự tháp Khafre (Chephren) ở giữa, và Menkaura (Mycerinus) bên trái

Tổng quan về 3 kim tự tháp ở Giza

Các kim tự tháp là kiến trúc cổ đại lớn nhất và bí ẩn nhất thế giới. Theo giả thuyết khảo cổ học đang thịnh hành hiện nay 3 kim tự tháp trên cao nguyên Giza là những lăng mộ của ba vị vua của triều đại thứ tư (2575-2465 trước công nguyên), tức là chúng đã được xây chỉ trong khoảng 4.500 trước. Tuy nhiên có rất nhiều bằng chứng cho thấy 3 kim tự tháp ở Giza cổ xưa hơn thế rất nhiều, và người Ai Cập không phải là người đã xây dựng chúng.

Kim tự tháp Lớn ban đầu cao khoảng 146,7 m và mỗi cạnh chân đế dài khoảng 230 m. Diện tích gần 53.000 mét vuông, đủ lớn để chứa các Thánh đường châu Âu như Florence, Milan, St Peters, Westminster Abbey và St Paul’s.

Được xây dựng từ khoảng 2.500.000 khối đá vôi có khối lượng trung bình 2,6 tấn, tổng khối lượng của nó là hơn 6.300.000 tấn (nhiều hơn tổng khối lượng vật liệu để xây dựng tất cả các nhà thờ và thánh đường ở Anh kể từ thời của Đức Jesus).

Kim tự tháp Lớn ban đầu gồm các tảng đá được bọc trong đá vôi trắng mịn có độ bóng cao, và theo truyền thuyết các mặt của kim tự tháp được phủ bên ngoài bởi một lớp đá đen hoàn hảo, có lẽ là mã não. Lớp vỏ đá vôi trắng của nó đã bị gỡ bỏ bởi một quốc vương Ả Rập vào năm 1356 để xây dựng các nhà thờ Hồi giáo và pháo đài gần Cairo.

Herodotus, nhà địa lý Hy Lạp vĩ đại, đã viếng thăm kim tự tháp này vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. Strabo, một sử gia Hy Lạp/La Mã, đã đến vào thế kỷ thứ nhất sau công nguyên. Abdullah Al Mamun, con trai của Caliph thành Baghdad, đã phá được lối vào đầu tiên trong lịch sử vào năm 820, và Napoleon đã bị mê hoặc khi ông nhìn thấy kiến trúc tuyệt vời này vào năm 1798.



Theo kiến thức hiện tại của chúng ta, Kim tự tháp Lớn chủ yếu là một khối đặc, những không gian bên trong duy nhất được biết đến của nó là Lối đi xuống (lối vào nguyên thủy), Lối đi lên, Gian phòng lớn, một hang hốc bí ẩn, một phòng ngầm bí ẩn không kém, và 2 phòng chính. 2 phòng này, được gọi là “Phòng vua” và “Phòng hoàng hậu”, là những cái tên do các vị khách Ả Rập đầu tiên vào trong kim tự tháp này đặt cho.

Người Ả Rập có phong tục chôn người đàn ông trong ngôi mộ với nắp bằng phẳng và phụ nữ trong ngôi mộ với nắp dốc về phía 2 bên, vì vậy, trong Kim tự tháp Lớn, buồng granite nắp phẳng trở thành “Phòng vua”, trong khi buồng đá vôi nắp dốc phía dưới đã trở thành “Phòng hoàng hậu”.


Sơ đồ bên trong kim tự tháp Lớn. Đây chỉ là sơ đồ sơ bộ chưa hoàn chỉnh, vì thực ra Kim tự tháp Lớn sau hàng trăm năm qua vẫn chưa được khám phá hết. Người ta cho rằng còn rất nhiều phòng, đường ngầm và lối đi khác chưa được phát hiện bên trong Kim tự tháp này.
a. Lối vào
b. Hành lang dốc xuống
c. Phòng ngầm
d. Hành lang
e. Hành lang đi lên
f. “Phòng hoàng hậu” 
g. Đường “thông khí”
h. Gian phòng lớn
i. Phòng đệm
j. “Phòng vua”
k. Các phòng bổ sung

Ngay cả những nhà khảo cổ ủng hộ giả thuyết kim tự tháp là lăng mộ cũng không tin một nữ hoàng hay bất cứ ai đã từng được an táng ở căn phòng đá vôi. “Phòng vua” có chiều dài 10,46 mét theo hướng đông tây còn chiều rộng 5,23 mét theo hướng bắc nam, và cao 5,81 mét (một loạt các kích thước trên thể hiện chính xác một tỷ lệ toán học đặc biệt, gọi là Tỉ lệ vàng hay là Phi).

Nó được xây dựng bằng các khối đá granite đặc khổng lồ màu đỏ (trọng lượng khoảng 50 tấn) đã được vận chuyển bằng một phương tiện vẫn chưa được khám phá, từ mỏ đá cách Aswan 600 dặm về phía nam. Trong căn phòng này, ở góc phía Tây, có một chiếc hộp không nắp lớn (2,3 m x 1 m, thành hòm dày trung bình 16 cm) làm bằng đá granite đen, ước tính nặng hơn 3 tấn.

Những “bằng chứng” không thuyết phục

Khi quốc vương Ả rập Abdullah Al Mamoun phá được một lối vào căn phòng này vào năm 820 – thì đó là lối vào đầu tiên của căn phòng. Ở đây ông đã tìm thấy chiếc hòm này, hoàn toàn trống rỗng. Các nhà Ai Cập học cho rằng đây là nơi an nghỉ cuối cùng của Khufu, nhưng không hề có bằng chứng nhỏ nào cho thấy một thi hài đã từng ở trong chiếc hòm hay trong căn phòng đó. Cũng không có bất kỳ vật liệu ướp xác nào, bất kỳ mảnh vỡ hay vật phẩm nào, hoặc bất kỳ manh mối nào được tìm thấy trong toàn bộ kim tự tháp mà chứng tỏ Khufu (hoặc bất cứ ai khác) đã từng được an táng ở đó cả.

Hơn nữa, hành lang dẫn từ Gian phòng lớn tới “Phòng vua” là quá hẹp, không thể đưa quan tài đá vào được, cho nên chiếc hòm phải được đặt trong căn phòng khi kim tự tháp đang được xây dựng. Điều này hoàn toàn trái với phong tục chôn cất bình thường của người Ai Cập 3000 năm trước.

Giả thuyết rằng các kim tự tháp trên cao nguyên Giza đã được xây dựng và sử dụng bởi các vị vua của Triều đại thứ tư làm lăng mộ tỏ ra không thuyết phục. Không có vị vua thuộc Triều đại thứ tư nào đã khắc ghi dù chỉ cái tên của họ lên các kim tự tháp được cho là xây dựng vào thời của họ. Nhưng từ triều đại thứ năm trở đi, các kim tự tháp khác đã có tới hàng trăm bản khắc ghi chép chính thức nói về vị vua đã xây dựng nó. Điều đó khiến chúng ta không thể không đặt dấu hỏi, rằng liệu những vị vua thuộc triều đại thứ tư có thực sự đã xây dựng những kim tự tháp đó hay không.

Sự phức tạp Toán học, các yêu cầu kỹ thuật, và kích thước chính xác tuyệt đối của các kim tự tháp trên cao nguyên Giza cho thấy một bước nhảy vọt to lớn đến mức phi lý khi so sánh với các công trình được xây dựng trong triều đại thứ ba. Các nhà Ai Cập học đương đại không thể giải thích được bước nhảy vọt này, và cũng không thể giải thích được sự suy kém rõ ràng trong toán học, kỹ thuật và kích thước của các công trình được xây dựng trong triều đại thứ năm. Sách giáo khoa nói về “biến động tôn giáo” và “nội chiến”, nhưng thực tế không hề có bằng chứng nào cho thấy những chuyện như thế đã từng xảy ra.

Năm 1983 và 1984, tiến sỹ Robert J. Wenke thuộc Trường Đại học Washington, và là chủ tịch của Trung tâm Nghiên cứu Hoa Kỳ tại Ai Cập, đã thu thập các mẫu vữa từ nhiều địa điểm xây dựng cổ đại, bao gồm cả kim tự tháp Lớn. Mẫu vữa có chứa các mẩu than củi, chất thải côn trùng, phấn hoa và các chất liệu hữu cơ khác mà có thể phân tích niên đại bằng cacbon phóng xạ.



Sử dụng hai phòng phân tích carbon phóng xạ khác nhau, Viện Nghiên cứu Con người (Institute for the Study of Man) tại Đại học Southern Medthodist, và Viện Vật lý năng lượng môi trường (Institute of Medium Energy Physics) ở Zurich – các mẫu thử đã cho thấy một số điều hấp dẫn. Đối với các mẫu thử của Kim tự tháp Lớn, các phân tích thực hiện tại hai phòng thí nghiệm ban đầu đã cho kết quả rất khác nhau, chênh lệch đến vài nghìn năm. Khi được áp dụng một số “điều chỉnh” trong dữ liệu, kết quả thu được là: Kim tự tháp Lớn có niên đại trong khoảng 3.100 năm TCN đến 2.850 năm TCN – vẫn sớm hơn 400 năm so với mốc thời gian được chấp nhận rộng rãi từ trước tới nay.

Thậm chí bất thường hơn, niên đại của vữa ở gần đỉnh của các Kim tự tháp cổ xưa hơn 1.000 năm so với vữa gần nền móng. Chẳng lẽ các kim tự tháp đã được xây dựng từ trên xuống? Chắc chắn là không, mà vấn đề có lẽ chính là quá trình xác định niên đại có chỗ không thỏa đáng.

Điều khiến cho sự xác định niên đại này khó có thể chấp nhận hơn nữa, là tất cả các mẫu giám định niên đại đều được lấy từ bề mặt đá lộ thiên. Chúng ta biết rằng, các kim tự tháp Giza đã được sửa chữa nhiều lần, bên trong và bên ngoài. Vì vậy xác định niên đại cácbon phóng xạ chỉ có thể cho chúng ta thời điểm việc sửa chữa đã xảy ra, chứ không phải là thời điểm xây dựng của kim tự tháp. Nếu tin vào các kết quả giám định niên đại trên là chính xác, thì thậm chí thời điểm sửa chữa kim tự tháp cũng xưa hơn nhiều so với thời điểm xây dựng được chấp nhận hiện nay.

Giả thuyết Khufu xây dựng nên Kim tự tháp Lớn chỉ dựa vào 3 “bằng chứng” sau đây:
· Các truyền thuyết được Herodotus nhắc đến và báo cáo khi viếng thăm các kim tự tháp này vào năm 443 TCN. Herodotus, một khách du hành người Hy Lạp kể lại Pharaông Cheops (tên tiếng Hy Lạp của Khufu) đã xây dựng các kim tự tháp với 100.000 nhân lực trong 20 năm như thế nào. Tuy nhiên đối với hầu hết các học giả, câu chuyện này là rất có vấn đề. Herodotus đã được thụ giáo tại các trường học Huyền bí Ai Cập, đã thề giữ bí mật về bản chất thật sự của các Kim tự tháp.

· Phức hợp tang lễ gần kim tự tháp Lớn với các bản khắc chữ trích dẫn Cheops/Khufu là vị pharaông đang trị vì Ai Cập.

· Trong kim tự tháp, trên một phiến đá granit ở trên trần của Phòng chính, có một số dấu sơn nhỏ viết nguệch ngoạc hơi giống với ký hiệu tượng hình của tên vua Khufu.

Pharaông Khufu bản thân không để lại bất kỳ dấu hiệu nào chứng tỏ ông đã xây dựng kim tự tháp Lớn, mà chỉ từng tuyên bố đã sửa chữa xong kiến trúc này. Về bia đá “tồn kho” gần đó (có niên đại khoảng 1500 trước Công nguyên, nhưng có bằng chứng cho thấy nó được sao chép lại từ một tấm bia cũ hơn, vào thời của triều đại thứ tư), Khufu kể về những khám phá của mình khi dọn sạch cát khỏi kim tự tháp Lớn, về cống hiến của ông khi Bí ẩn các kim tự tháp Giza, Ai Cập - Tin180.com (Ảnh 5)xây dựng đàn tế nữ thần Isis, và về việc ông xây dựng 3 kim tự tháp nhỏ cho bản thân, cho vợ, và con gái bên cạnh kim tự tháp Lớn.

Về những vết sơn được tìm thấy trong kim tự tháp, hầu hết các chuyên gia hiện nay tin rằng chúng được làm giả bởi “người phát hiện” ra chúng là Richard Howard-Vyse, chứ không phải của những người đã xây dựng ban đầu.

Howard-Vyse đã chịu áp lực khi đối thủ của ông ta, Caviglia, nhà thám hiểm người Ý, đã tìm thấy các câu chữ khắc trong một số ngôi mộ xung quanh kim tự tháp Lớn.

Các nhà nghiên cứu hiện đại cho rằng, để cạnh tranh với đối thủ, Howard-Vyse đã tìm cách làm lu mờ đối thủ và tranh thủ nguồn tài trợ dành cho các dự án của mình, bằng một “khám phá” tương tự, nhưng “ngoạn mục” hơn nhiều, bằng cách giả mạo chữ khắc bên trong kim tự tháp Lớn.

Nói tóm lại, thực tế không có bằng chứng nào kết nối các kim tự tháp trên cao nguyên Giza với triều đại thứ tư của người Ai Cập cả.


Chúng ta hãy cùng xem xét kỹ trường hợp của Howard-Vyse, để hiểu vì sao người ta tin rằng ông ta đã giả mạo.

1. Vào thời điểm đại tá Howard-Vyse đang cố tìm kiếm các phòng ở bên trên Phòng vua, thì giấy phép khai quật mà các nhà chức trách Ai Cập trao cho ông sắp hết hạn, cũng như hỗ trợ tài chính của ông ta sắp cạn. Ông ta cần phải làm ra một phát hiện lớn càng sớm càng tốt để tiếp tục công việc của mình. Ông ta hy vọng rằng khu vực phía trên Phòng Davison (phòng trống đầu tiên được phát hiện bởi Nathaniel Davison vào năm 1765), sẽ có một phòng lớn ẩn hoặc hầm mộ nào đó, và đã hết sức thất vọng khi chỉ phát hiện có một phòng trống khác, quá xa vời so với một “khám phá đầy kịch tính” mà ông ta cần. Chỉ hai tháng trước, đối thủ của ông ta, nhà thám hiểm người Ý là Đại úy Caviglia, đã khuấy động giới khảo cổ khi tìm thấy các dòng chữ tại mỏ đá, trong một số ngôi mộ xung quanh kim tự tháp Lớn.

Những dòng chữ mỏ đá mang hình thức chữ tượng hình, được phết trên các khối xây dựng bằng sơn màu đỏ, và đã Bí ẩn các kim tự tháp Giza, Ai Cập (Ảnh) được sử dụng bởi các nhà xây dựng của Triều đại Cổ để cho biết các khối đá đó nằm ở đâu.



Dấu sơn viết chữ “Khufu” do Howard-Vyse “tìm thấy”. U – F – U – KH chữ tượng hình Ai Cập đọc từ phải sang trái

Một số nhà nghiên cứu hiện đại ngờ rằng, trong một cuộc cạnh tranh tài khảo cổ, Howard-Vyse đã tìm cách làm lu mờ đối thủ Caviglia và giành nguồn tài trợ, nhờ một khám phá “ngoạn mục tương tự nhưng lớn hơn,” bằng cách bắt chước những chữ khắc mỏ đá ngay bên trong Kim tự tháp Lớn.

Giả mạo những chữ khắc như vậy khá dễ dàng, vì người Ả Rập vẫn còn sử dụng loại sơn son đỏ tương tự, gọi là moghrah, không thể phân biệt được niên đại.

Như Perring, một người sống cùng thời Howard-Vyse, đã lưu ý rằng: “Trạng thái bảo toàn của các dấu sơn kiểu như dấu tại các mỏ đá, là rất khó phân biệt dấu vết của ngày hôm qua với một dấu vết có từ 300 năm trước.”

2. Vào ngày đầu tiên khi Howard-Vyse vào Phòng trống đầu tiên mà ông phát hiện, ông đã không có báo cáo nào về việc tìm thấy bất kỳ dòng chữ nào bên trong cả. Ông đã chỉ viết rằng nó đã từng được đóng kín, và quan sát thấy “trần nhà đã được đánh bóng đẹp mắt và có các mối nối hoàn hảo”. Như vậy sự kiểm tra của ông ta đã rất kỹ lưỡng, nhưng lại không nhìn thấy những chữ viết bằng sơn đỏ tươi sáng trên các bức tường, mà ngày nay bất cứ ai đi bên trong, cũng nhìn thấy một cách dễ dàng? Mãi đến buổi tối ngày kế tiếp, khi đám đông khách viếng thăm đầu tiên đến chỗ đó, thì các chữ tượng hình màu đỏ nguệch ngoạc mới “bất ngờ được phát hiện”. Howard-Vyse đã đặt tên cho phòng đó là “Phòng Wellington”, và ngay lập tức phát hiện hôm qua trở thành một thành công “ngoạn mục”.

Phát hiện này đã dọn đường cho Howard-Vyse khám phá thêm 3 phòng trống nữa. Để chắc chắn giành được giấy phép và sự ủng hộ tài chính, các phòng này cũng đều chứa các chữ nguệch ngoạc màu đỏ như vậy, củng cố thêm cho danh tiếng của Đại tá.

3. Một câu hỏi chưa bao giờ được trả lời, là tại sao các chữ này chỉ xuất hiện trong những phòng trống mà Howard-Vyse mở ra, chứ không hề được tìm thấy trong Phòng Davison, được phát hiện trước đó vào năm 1765 bởi người khác?

4. Và tại sao, có những dòng chữ khắc như vậy ở các bức tường phía bắc, phía nam và phía tây trong các phòng này, nhưng không hề được tìm thấy trên các bức tường mà Howard-Vyse đã phá sập để lọt vào bên trong?

Hoặc là các nhà xây dựng cổ đại đã vì lý do nào đó không viết nguệch ngoạc lên các bức tường mà sau này Đại tá phá xuống, hoặc chữ viết đã được làm ra sau khi đại tá vào được bên trong, và ngưòi giả mạo chỉ có thể sử dụng các bức tường vẫn còn nguyên vẹn. Tại một trong các phòng, có ai đó đã cố gắng vẽ một cái gì đó trên một phần bị phá vỡ của bức tường, nhưng nó rất thô kệch và không tương xứng với các chữ viết khác. Cố gắng đó thất bại, do vậy, không có cố gắng nào được thực hiện ở nơi khác nữa.

5. Một tác phẩm còn vụng về hơn, khi ai đó cố gắng làm cho nó xuất hiện như thể một số chữ khắc đã bị che phủ một phần bởi các khối đá nền, để làm bằng chứng rằng dấu sơn này đã được trát lên trước khi các khối đá nền được đặt vào. Nhưng các phân tích cẩn thận được thực hiện gần một thế kỷ sau cái ngày mà Howard-Vyse đột nhập vào căn phòng ấy, đã chứng minh rằng có nhiều vết sơn nhỏ trên các khối đá nền ở gần nhiều dấu chữ khắc, cho thấy nơi mà cây cọ vẽ đã vô tình quẹt qua khi ai đó đang tạo ra tác phẩm của mình.

6. Nhiều vấn đề nghiêm trọng cũng được phát hiện khi các chuyên gia ngôn ngữ cổ đại kiểm tra các dòng chữ đó sau này. Samuel Birch, một chuyên gia chữ tượng hình của Bảo tàng Anh, là một trong những người đầu tiên phân tích các hình vẽ, và đã lưu ý một số đặc điểm kỳ quặc.

Sau đó các nhà Ai Cập học như Carl Richard Lepsius và Sir Flinders Petrie đã rất bối rối về các chữ khắc được tìm thấy trong các phòng trống của Howard-Vyse, vì chúng hoàn toàn không giống với bất cứ cái gì trong lịch sử 4000 năm của văn bản chữ tượng hình.

Có sự nhầm lẫn đặc biệt liên quan đến nhiều biến thể của một tên gọi xuất hiện trong số những chữ khắc này, đó là “Khnum-Khuf”, “Souphis”, “Saufou”, vv… Trong khi các chuyên gia cố gắng liên kết những cái tên này với Pharaông Khufu, nhiều nhà nghiên cứu thời kỳ đầu đã không thể chắc chắn liệu đó có phải là tên hay không. Một nhà nghiên cứu lỗi lạc, Gaston Maspero, đã viết: “Sự tồn tại của nhiều vòng tròn khắc tên và tước hiệu khác nhau của Khufu trên cùng một tượng đài đã gây nhiều bối rối cho các nhà Ai Cập học.” Trong số đó có những cái tên không xuất hiện ở bất cứ đâu trong các tài liệu Ai Cập cổ đại nào cả.

Them Song...

Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2011

Những Tảng Đá Trên Đảo Phục Sinh



Trên hòn đảo nhỏ ở nam Thái Bình Dương này, hàng trăm bức tượng đá cao từ 7-10 mét (mỗi bức nặng gần 90 tấn) vẫn ngoảnh mặt ra biển như đợi chờ một điều gì đó trong suốt mấy nghìn năm qua. Đến nay, người ta vẫn chưa hiểu vì sao các cư dân cổ xưa có thể dựng những bức tượng khổng lồ này.



Đúng vào ngày lễ Phục sinh năm 1772, một đoàn thám hiểm Hà Lan do đô đốc hải quân Iacopu Rosiven dẫn dần đã đặt chân lên hòn đảo rộng chưa đầy 18 km, dài 24 km này. Họ vô cùng kinh ngạc khi thấy vòng quanh đảo có trên 600 pho tượng mặt người, to nhỏ khác nhau, sắp thành hàng trên các bệ đá. Có bức cao tới trên 30 mét và nặng vài trăm tấn. Các bệ đá đều vuông vức, cao trên 4 mét. Tổng cộng có hơn 100 bệ, mỗi bệ đặt từ 4-6 pho tượng. Điều giống nhau ở các pho tượng đá là đều có khuôn mặt dài, hai mắt lõm sâu, lông mày rậm rịt, miệng nhô, tai dài, sống mũi cao gồ. Chúng có đôi tay dài, nhất loạt đặt trước bụng, mặt hướng ra biển như trông ngóng một điều gì đó.


Ngoài ra, đoàn thám hiểm của Rosiven còn phát hiện trên 300 pho tượng mặt người trong tình trạng chế tác dang dở ở phía đông nam đảo. Pho lớn nhất cao tới 22 mét, nặng khoảng 400 tấn.

Quanh các pho tượng còn dấu tích của đá gọt rải rác cùng 40 hố sâu giống nhau phân bố khắp vùng. Các nhà khoa học trong đoàn không sao lý giải nổi nguồn gốc các pho tượng này. Sau này, nhớ lại thời điểm đặt chân lên đảo, Rosiven đã đặt tên nó là đảo Phục Sinh.

........Bí ẩn của các tượng đá trên đảo Phục Sinh đã cuốn hút sự quan tâm của các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực trong suốt ba thế kỷ qua. Các chuyên gia về văn hóa cổ thuộc Đại học Hoàng gia Anh cho rằng, những tác phẩm điêu khắc trên đảo Phục Sinh là một bộ phận không thể tách rời của nền văn hóa cổ Polynesia ở Thái Bình Dương. Cùng quan điểm trên, vào năm 1926, chuyên gia nhân chủng học Mỹ, Tiến sĩ Yanmus Quisiwa, cho xuất bản công trình nghiên cứu nổi tiếng có tựa đề “Đại lục chìm đắm MV”. Trong đó, ông chứng minh rằng MV là cái nôi của loài người. 50.000 năm trước, số dân ở đây lên tới 64 triệu người, và đã có một nền văn hóa phát triển khá cao.

.........MV là đại lục có lịch sử lâu đời. Do những vận động của vỏ trái đất, đại lục này đã bị chìm xuống đáy biển kéo theo toàn bộ sinh linh cùng với nền văn minh của họ. Phần còn lại của “đại lục” chính là quần đảo Polynesia, thuộc vùng biển Thái Bình Dương. Theo Quisiwa, phía đông đại lục MV là vùng quần đảo Polynesia (trong đó có đảo Phục Sinh), phía tây tiếp giáp Phillippines, phía bắc giáp đảo Hawaii. Diện tích đại lục MV tương đương với Nam Mỹ. Phần lớn đại lục là bình nguyên, phù hợp với nghề trồng trọt và chăn nuôi. Với nền văn hóa và phát triển cao, người dân xứ MV đã xây dựng nhiều công trình kiến trúc đồ sộ, trong đó có những tượng đá lớn đặt khắp nơi trên lãnh thổ của họ. Thế nhưng thảm họa đã xảy ra và nhấn chìm hầu hết diện tích đại lục. Riêng đảo Phục Sinh, một góc nhỏ nhoi ở vòng ngoài lục địa, đã may mắn còn sót lại vài trăm cư dân và cả ngàn pho tượng đá mặt người.

........Tuy nhiên, những bức tượng đá đồ sộ như vậy đã được tạo dựng như thế nào vẫn còn là một bí ẩn. Với cả ngàn pho tượng, ít nhất cũng phải tập trung hàng nghìn người trên công trường, đòi hỏi công tác hậu cần, tổ chức, chỉ huy… rất chặt chẽ. Các nhà khoa học một lần nữa đứng trước câu hỏi lớn, tương tự như khi người ta khảo sát kỹ thuật xây dựng của người Ai Cập cổ trong các kim tự tháp.

.......Khi xác định niên đại nền văn hóa khắc đá trên đảo Phục Sinh, giới khảo cổ học rất chú ý tới ý kiến của nhà khảo cổ học Tua Haiati (Mỹ). Ông đã dùng phương pháp carbon phóng xạ xác định được tuổi của các đống than củi còn sót lại trên đảo 4.000 năm trước Công nguyên. Như vậy, các tượng đá mặt người trên đảo Phục Sinh tính đến nay đã 6.000 tuổi.



Một số nhà khoa học đưa ra ý kiến rằng nền văn hóa khắc đá kỳ lạ tồn tại ở đây không có mối liên quan nào với nền văn minh của cư dân quần đảo Polynesia. Bởi vì "đảo Phục Sinh mới có người cư trú của loài người từ trên dưới 1.000 năm nay", nên họ không thể là tác giả của các pho tượng đá đã trên 6.000 năm tuổi. Vậy nên, nhà điêu khắc đích thực của chúng phải là “người ngoài hành tinh”. Nhóm khoa học này đã đưa ra các lý lẽ sau:

* - Có một số pho tượng đá có hình đầu con ếch, miệng ếch bẹt nhô ra ngoài, mặt tròn nhìn lên bầu trời. Đây có thể là chân dung của người ngoài hành tinh. Trong các thư tịch cổ cũng miêu tả người ngoài hành tinh rất giống loại tượng này.
* - Giả sử 6.000 năm trước, đảo Phục Sinh có người nguyên thủy sinh sống, thì những công trình kỳ vĩ trên đảo đã vượt xa khả năng của họ, như thiết bị xây dựng siêu nặng, công nghệ chế tác dụng cụ vận chuyển hết sức tinh vi....
* - Theo truyền thuyết của thổ dân vùng nam Thái Bình Dương, ở đây từng có người bay từ trên trời xuống đảo. Tướng mạo của giống người bay này hoàn toàn giống với các tượng đá “người ếch xanh” xen lẫn trong 1.000 pho tượng đá mặt người.



........Nhóm khoa học trên đưa ra giả thuyết khá thuyết phục sau: Khoảng 6.000 năm trước, đoàn thám hiểm của người hành tinh lạ đã dùng phi thuyền bay đến trái đất, và nơi hạ cánh đầu tiên của họ là đảo Phục Sinh. Để đánh dấu chuyến viếng thăm này, họ đã dựng lại hàng loạt tượng đá với công nghệ rất cao. Bằng ngôn ngữ là các pho tượng, họ muốn đánh dấu tọa độ đổ bộ và muốn thông tin với người trái đất về sức mạnh của họ. Nhưng đã 6.000 năm trôi qua, tại sao chủ nhân của những pho tượng này không một lần quay lại? Bí ẩn của 1.000 pho tượng đá trên đảo Phục Sinh vẫn chưa có lời giải.


Theo cuốn "Bí ẩn - mãi mãi là bí ẩn "

Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2011

Sự Trở Về Của Thuyền Trưởng Smith ( Titanic )

 Trở về của thuyền trưởng Smith ( Titanic ) 

Thông tin này có lẽ đã lâu rồi nhưng post cho 1 số bạn có thể chưa biết...
Những năm gần đây, giới học giả chuyên nghiên cứu bí ẩn siêu nhiên ở châu Âu và Mỹ xôn xao bàn tán về các hiện tượng có liên quan đến "lỗ hổng thời gian" và sự mất tích - tái hiện một cách thần bí. Người ta cố gắng vận dụng
mọi kiến thức để giải thích được những hiện tượng này.

Ngày 14/04/1912, con tàu thủy siêu cấp Titanic trong chuyến đi đầu tiên đã
gặp nạn do va phải băng, khiến 1.500 người mất tích. Vậy mà vào giữa
năm 1990 và 1991, tại khu vực gần núi băng Bắc Đại Tây Dương, người ta
đã phát hiện và cứu sống hai nhân vật đã biến mất cùng con tàu Titanic
gần 80 năm về trước.

Sự trở về của Wenni Kate

Ngày 24/09/1990, con tàu Foshogen đang đi trên vùng biển bắc Đại Tây Dương.Thuyền trưởng Karl đột nhiên phát hiện một bóng người từ vách núi. Qua kính viễn vọng, ông nhìn rõ một phụ nữ đang dùng tay ra hiệu cấp cứu.
Người phụ nữ này mặc trang phục quý tộc Anh thời kỳ đầu thế kỷ 20, toàn
thân ướt sũng và rét run cầm cập. Khi được cứu lên tàu, trả lời câu hỏi
của thủy thủ, cô nói: "Tôi tên là Wenni Kate, 29 tuổi, một hành khách
trên con tàu Titanic. Khi tàu đắm, một con sóng lớn đánh giạt tôi lên
núi băng này, thật bác mắn là các ngài đã kịp cứu giúp". Nghe câu trả
lời đó, mọi người đều cảm thấy hết sức kỳ lạ, không hiểu chuyện gì đã
xảy ra và họ nghĩ rằng có lẽ do sốt cao, cô gái này đã nói nhảm.Kate được đưa đến bệnh viện để kiểm tra. Sức khỏe của cô không có gì đáng
ngại ngoài việc cô quá sợ hãi do bị lạc nhiều ngày, thần kinh cũng
không có dấu hiệu rối loạn.
Các xét nghiệm về máu,tóc, cho thấy cô khoảng chừng 30 tuổi. Vậy là nảy sinh một vấn đề khó
tin đến kinh người: chẳng lẽ Kate từ năm 1912 đến nay, trải qua gần 80
năm mà không hề già đi chút nào? Thẩm tra, đối chiếu với bản danh sách
hành khách trên tàu Titanic, người ta nhận thấy mọi nội dung đều trùng
khớp với những gì Kate đang nói. Trong khi mọi người đang tranh luận
thì sự việc thứ hai xảy ra.

Sự trở về của thuyền trưởng Smith

Ngày 09/08/1991, một tổ khảo sát khoa học hải dương trong khi khảo sát tại
khu vực phía tây nam cách một núi băng Bắc Đại Tây Dương chừng 387 km,
đã phát hiện và cứu sống một người đàn ông 60 tuổi. Lúc đó người đàn
ông này đang ngồi bình thản bên rìa nước. Ông ta mặc bộ quần áo màu
trắng, khá gọn gàng, rít sâu điếu thuốc và rút điếu thứ hai, mắt nhìn
về phía biển khơi, mặt lộ vẻ dạn dày sương gió. Không ai có thể nghĩ
rằng đó chính là thuyền trưởng danh tiếng Smith của con tàu Titanic.


Nhà hải dương học nổi tiếng, tiến sĩ Marwen Iderlan, sau khi cứu được Smith
đã phát biểu trước báo chí rằng không thể có sự việc nào đáng kinh ngạc
hơn. Người đàn ông này không thể là tên lừa đảo, ông ta đích thực là
thuyền trưởng của con tàu Titanic, người cuối cùng cùng với con tàu
chìm xuống biển. Khó tin hơn nữa là Smith đến nay đã 140 tuổi nhưng
trên thực tế mới chỉ là một ông già 60. Khi được cứu, ông một mực khẳng
định rằng hôm đó là ngày 15/09/1912.

Sau khi được cứu, ông được đưa đến Viện tâm thần Oslo (Nauy) để chữa trị. Nhà tâm lý học Jale Halant đã tiến hành hàng loạt thử nghiệm và kết quả là Smith hoàntoàn bình thường. Ngày 18/09/1991, trong một đoạn tin vắn, Halant khẳng định người được cứu đích xác là thuyền trưởng Smith vì ngay việc đối chiếu vân tay cũng đã cho thấy điều đó.

Sự việc cầnđược giải thích rõ ràng. Một số cơ quan hải dương Âu - Mỹ cho rằngthuyền trưởng Smith và hành khách Kate đã bị rơi vào "hiện tượng mất
tích - tái hiện xuyên thời gian". Theo đó, một số chuyên gia phán đoán
có khả năng trên biển vẫn còn một số hành khách Titanic sống sót đang
chờ được cứu giúp, vì trong lịch sử cũng đã có không ít trường hợp mất
tích - tái hiện một cách thần bí.

Quan điểm của các học giả

Một số người cho rằng "lỗ hổng thời gian" thực chất là "thế giới phản vật chất" đang tồn tại trong vũ trụ. Họ dựa vào công thức tổng năng lượng vật chất của Einstein, theo đó tổng năng lượng vật chất có hai trị là chính và phụ. Vậy khi trị phụ xuất hiện, chúng ta cần phải làm thế nào? Nhận thức nó ra sao? Một số học giả liền đưa nó vào mối liên hệ với "thế giới phản vật chất". Trước mắt, chúng ta mới hiểu biết được chưa đầy một nửa vũ trụ chúng ta đang sống, là phạm vi thế giới vật chất, còn nửa kia là một hệ thống tạo thành từ phản vật chất.

Hai bộ phận này tiếp cận với nhau dưới tác động qua lại của lực hấp dẫn. Khi tiếp cận đến một mức độ nhất định, tác dụng "đổ vỡ" do thế giới vật chất và phản vật chất sinh ra sẽ tạo ra một nguồn năng lượng vô cùng lớn, tạo thành một áp lực tách đôi hai hệ thống. Theo đó, có thể thấy rằng mất tích chính là hiện tượng phát sinh khi hai hệ thống vật chất và phản vật chất tiếp cận ở mức độ cao nhất, sinh ra năng lượng tạo nên áp lực phân tách. Khi hiện tượng "đổ vỡ" kết thúc, trường lực hấp dẫn trở lại trạng thái ban đầu, hiện tượng tái hiện xảy ra.

Trong cuộc tranh cãi giữa các nhà khoa học, nhiều giả thuyết khác cũng được đưa ra. Một trong số đó là thuyết Thời gian đứng lại. Thế giới vật chất sau khi tiến vào "lỗ hổng thời gian" đồng nghĩa với việc mất tích, và từ đó đi ra cũng có nghĩa là được tái hiện. Như vậy, "lỗ hổng thời gian" và trái đất không cùng một hệ thống, và thời gian trong "lỗ hổng" là tương đối tĩnh. Do đó dù có mất tích 3-5 hay vài chục năm đi nữa, người ta sẽ không có gì thay đổi so với lúc ban đầu.

Giả thuyết thứ hai được đưa ra là thuyết Thời gian ngược, cho rằng thời gian trong "lỗ hổng thời gian" là quay ngược so với bình thường. Người mất tích sau khi rơi vào đó có khả năng sẽ quay ngược về quá khứ. Tuy nhiên, khi thời gian quay ngược một lần nữa, người này lại được đưa trở về thời điểm họ bị mất tích, kết quả là xảy ra hiện tượng tái hiện thần bí.

Trong thuyết thứ ba Đóng cửa thời gian, "lỗ hổng thời gian" là hiện tượng tồn tại khách quan trong thế giới vật chất, không nhìn thấy và cũng không thể sờ thấy. Đối với thế giới vật chất mà con người đang tồn tại, nó vừa đóng lại vừa mở. Thỉnh thoảng khi nó mở ra một lần, kết quả là xuất hiện hiện tượng mất tích. Mở thêm một lần nữa, người mất tích tái hiện.

Trước mắt, quanh vấn đề "lỗ hổng thời gian" vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, chưa có một học thuyết nào có sức thuyết phục vì chưa đưa ra được những chứng cứ xác thực. Hiện tượng "mất tích - tái hiện" vẫn còn là bí ẩn đang chờ con người khám phá...

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2011

Những Con Tàu Ma

Hàng thế kỷ nay, sự thật về những con tàu ma vẫn luôn là nỗi ám ảnh của những người đi biển.

Hàng thế kỷ nay, sự thật về những con tàu ma vẫn luôn là nỗi ám ảnh của những người đi biển. Số phận và nguyên nhân biến mất đầy bí hiểm của những thủy thủ đoàn như thế nào, có lẽ vẫn sẽ là một ẩn số không có lời giải.

“Tôi là người duy nhất còn sống sót…”

Vào khoảng những năm 40 của thế kỷ trước, sự biến mất đầy bí hiểm của toàn bộ thủy thủ đoàn trên con tàu Urang Medana của Hà Lan được cho là một bí ẩn lớn nhất trong lịch sử ngành hàng hải thế giới.

Ở thời điểm đó, một vài trạm rada của Anh đặt tại Singapore và Sumatra (Indonesia) thông báo có nhận được tín hiệu cấp cứu từ tàu Urang Medana của Hà Lan với nội dung: “SOS… SOS tất cả đã chết… tôi là người duy nhất còn sống sót…”, tiếp sau đó là hàng loạt các ký tự lộn xộn và các dấu chấm. Một lát sau tín hiệu được nối lại, nhưng chỉ có một câu duy nhất là “Tôi đang chết dần”, rồi kết thúc bằng một sự im lặng đến ghê rợn. 



Các cuộc tìm kiếm cứu hộ nhanh chóng được thiết lập và đã cho kết quả. Con tàu được tìm thấy tại vịnh Malacca, cách nơi phát tín hiệu trước đó khoảng 80km. Khi bước chân lên Urang Medana, ngay lập tức các nhân viên cứu hộ phải sởn gai ốc trước cảnh tượng kinh hoàng trước những cái chết một cách bất thường của toàn bộ thủy thủ đoàn.

Vị thuyền trưởng nằm ngay tại tại vị trí điều khiển, còn các sĩ quan và thuỷ thủ thì nằm rải rác khắp nơi trên tàu. Một nhân viên điện đài có lẽ là người đã phát ra tín hiệu cấp cứu, đã chết trong trạng thái làm việc. Ngay đến con chó trên tàu phải nhận một cái chết hết sức bất thường khi mõm của nó vẫn còn đang nhe nanh như đe dọa ai.

Điểm chung duy nhất là trên khuôn mặt của tất cả mọi người đều hiện rõ một nỗi sợ hãi khủng khiếp. Càng kỳ lạ hơn, không hề có bất kỳ một dấu hiệu tổn thương nào trên tất cả các tử thi. Giả thuyết về một vụ tấn công của cướp biển ngay lập tức bị loại bỏ bởi toàn bộ những thứ có giá trị trên tầu đều còn nguyên vẹn.

Tuy nhiên, trong suốt chiều dài của thế kỷ 20, đây vẫn chưa phải là thảm hoạ duy nhất.

Vào năm 1955, trên biển Thái Bình Dương người ta còn tìm thấy một chiếc thuyền buồm của Mỹ mang tên MB Elip cũng có những hiện tượng tương tự. Trên tàu, nước ngọt và đồ ăn dự trữ vẫn còn nguyên vẹn, các phương tiện cứu hộ vẫn chưa hề được sử dụng, vậy mà không có lấy một bóng người.

Khoảng 5 năm sau, trên biển Đại Tây Dương cũng xuất hiện hai chiếc thuyền buồm của Anh trôi dạt. Năm 1970, tất cả thuỷ thủ đoàn cùng với con tàu trở hàng của Anh mang tên Minton đột ngột mất tích một cách lạ lùng mà cho đến nay vẫn còn là một ẩn số. Rồi đến năm 1973, một tai nạn đã xảy ra và làm đắm chiếc tàu đánh cá Anna của Na Uy. Những thủy thủ trên những con tàu khác gần đó vô tình chứng kiến vụ tai nạn lấy làm lạ khi sự việc diễn ra, họ không thấy có bất kỳ ai trên boong tàu.

Giọng nói từ biển khơi 

Trong lịch sử ngành hàng hải, sự mất tích kỳ lạ của toàn bộ thuỷ thủ đoàn trên con tàu nổi tiếng Maria Chelesta luôn được nhắc đến như một bí ẩn vĩ đại nhất của đại dương. Vào tháng 12/1872, thủy thủ trên tàu Jea Grasia của Anh bất ngờ gặp một chiếc thuyền buồm di chuyển một cách không bình thường. Đến khi tiến lại gần, họ rất đỗi ngạc nhiên khi trên boong thuyền Chelesta không có bóng dáng của con người mà vô lăng lái lại không được cố định. 


Một trong những bức tranh đầu tiên mô tả về việc những thủy thủ Anh trên tàu Jea Grasia phát hiện con tàu ma Maria Chelesta 

Một hoa tiêu và hai thủy thủ người Anh quyết định thâm nhập vào con thuyền này để tìm hiểu tình hình. Không hề có bất kỳ dấu hiệu nào của con người. Vật giá trị nhất mà họ tìm được chính là cuốn nhật ký đi biển, trong đó ngày cuối cùng được đặt bút có đề ngày 24/11/1872 (con thuyền được tìm thấy vào ngày 02/12).

Con thuyền này được đưa về eo biển Gibraltar của Anh để các chuyên gia giàu kinh nghiệm điều tra bí ẩn đã xảy ra với nó, tuy nhiên mọi nỗ lực đều trở nên vô vọng.

Năm 1937, nhà vật lý của Liên Xô là Vladimir Suleykin đã đưa ra một giả thuyết được cho là tương đối thuyết phục. Trong một hành trình trên biển Kaspi trên tàu thuỷ văn Taimur, một nhà khoa học đi cùng Vladimir Suleykin đã thực hiện thí nghiệm với một quả cầu thám không chứa đầy khí hydro: khi quả cầu này được đưa đến gần ai thì người đó bỗng xuất hiện một cảm giác đau buốt trong màng nhĩ, còn khi đưa ra xa cảm giác đau đớn đó dần tan biến.

Vladimir Suleykin liền để ý tới hiện tượng lạ lùng này để rồi không lâu sau đó đưa ra nhận định của mình trên báo chí rằng, gió thổi qua các cơn sóng trong những ngày biển động đã tạo ra trong không khí các dao động sóng hạ âm mà tai con người không nghe thấy. Sóng hạ âm này rất có hại đối với con người. Trong dải tần thấp hơn 15 héc, sóng hạ âm không chỉ gây tổn thương cho màng, mà còn gây rối loạn hệ thần kinh trung ương và ảnh hưởng đến thị giác. Ở dải tần dưới 7 héc, sóng hạ âm đôi khi gây tử vong đối với con người. Như vậy, nơi nào xuất hiện bão thì ở đó xuất hiện sóng hạ âm. Hiệu ứng này được V. Suleikyn gọi là “âm thanh của biển cả”.

Liệu con người đã tìm ra được bí mật của những con tàu ma xấu số? Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến những cái chết vô cùng bí hiểm của các thủy thủ trên tàu?

Sóng âm gây chết người?

Trong các nghiên cứu về tác động vật lý của sóng hạ âm có cường độ lớn đối với cơ thể sống, người ta đã phát hiện một hiện tượng đáng kinh ngạc.

Thí nghiệm trên các loài động vật cho thấy, chúng đều có một cảm giác lo lắng, sợ hãi không rõ nguyên nhân. Thí nghiệm trên cơ thể một số người tình nguyện cũng cho kết quả tương tự: họ đều cảm thấy đau đầu, lo lắng với một nỗi sợ hãi khủng khiếp không rõ nguyên nhân.

Theo giáo sư Gavro người Pháp, âm thanh ở tần số 7 héc có thể gây tử vong. Trong thời gian xuất hiện bão trên biển, sóng hạ âm dao động từ 15 héc xuống đến gần 6 héc. Như vậy, cường độ dao động càng thấp thì nguy cơ tử vong đối với con người là khó có thể tránh khỏi, khi đó, họ sẽ phải hứng chịu một cái chết với nỗi khiếp sợ và kinh hoàng không rõ nguyên nhân. Hơn nữa, nếu thân và cột buồm của tàu cộng hưởng trở thành nguồn sóng hạ âm thứ sẽ càng tác động mạnh mẽ lên con người, làm họ mất lý trí để rồi nhảy ra khỏi tàu để trốn chạy hoảng loạn. Không phải vô cớ mà trên nhiều chiếc thuyền, những chiếc cột buồm bị gãy và hỏng trong khi thời tiết được dự báo là không có gió to.

Truyền thuyết về tàu ma xuất hiện từ đâu? 

Chúng ta ít nhiều đều đã từng nghe danh một con tàu đã đi vào truyền thuyết với tên gọi “Người Hà Lan bay”. Một con tàu ma không có bóng người. Bất kỳ ai chẳng may gặp nó đều sẽ phải hứng chịu những bất hạnh kinh khủng.

Theo truyền thuyết, trong một cơn bão lớn, viên thuyền trưởng Van Staaten đã vô cùng khó khăn để điều khiển tàu vòng qua được mũi Hảo Vọng. Trong cơn hỗn loạn, toàn bộ thủy thủ trên tàu đều yêu cầu thuyền trưởng quay trở lại. Không thèm để ý đến đề nghị của đa số mọi người, Van Staaten trong cơn tức giận đã bắt đầu phỉ báng chúa trời và tuyên bố rằng sẽ đổ bộ vào mũi Hảo Vọng, thậm chí có phải bơi cho đến ngày chúa tái lâm. Ngay lập tức, một giọng nói khủng khiếp từ trên trời vang lên để đáp trả lời phỉ báng đó: “Được, vậy thì các người hãy bơi đi”. Kể từ đó, con tàu trở thành điềm gở cho bất kể ai vô tình hay cố ý nhìn thấy nó.

Một biên niên sử buồn… 

Sự biến mất bí ẩn của con người và các con tàu vẫn tiếp tục trong thế kỷ 21. Liệu có phải, những trường hợp đó đều có liên quan đến “giọng nói từ biển khơi” hay không may chạm trán với “người Hà Lan bay”? 



Năm 2003, máy bay thuộc Cục bảo vệ bờ biển Autraulia đã tìm thấy một chiếc thuyền buồm của Indonesia gần bờ biển nước này. Tàu vẫn trong tình trạng hoạt động tốt, khoang chứa đầy cá, thế nhưng trên tàu lại không có một bóng người. (trước đó, tàu ra khơi với 14 thủy thủ). (Ảnh trên) 



Năm 2006, Cục bảo vệ bờ biển Sardinhia (Italia) nhận thấy một chiếc thuyền buồm hai cột mang tên “Bel Amika” bị trôi dạt tự do mà không có người trên đó. Trên thuyền vẫn còn thức ăn thừa và những tấm bản đồ địa lý của Pháp. Cảnh sát đã nghi ngờ chiếc thuyền đã được những kẻ buôn lậu sử dụng để vận chuyển ma túy. Tuy nhiên giả thuyết này ngay sau đó bị bác bỏ khi họ sử dụng chó nghiệp vụ để điều tra. Cùng năm đó, cũng cách Australia không xa, người ta lại tìm thấy chiếc tàu chở dầu Yan Seng cũng không có bóng người. (Ảnh trên).



Năm 2007 một chiếc tàu dài 12m trống không có tên “Kaz II” được tìm thấy khi đang trôi dạt ở vùng biển Đông Bắc Australia. Điều lạ là động cơ của tàu vẫn đang hoạt động, một máy tính xách tay và hệ thống định vị toàn cầu GPS, một bàn ăn đã dọn sẵn. Tất cả các phương tiện cứu hộ vẫn còn nguyên trên tàu. Cánh buồm vẫn được căng lên nhưng đã bị rách nát. (Ảnh trên) 



Năm 2008, Cục an ninh biển Nhật Bản thông báo phát hiện một chiếc xà lan đang trôi dạt không có tên có số hiệu và người trên boong. (Ảnh trên)