Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2011

Bí Ẩn Kim Tự Tháp Giza ( Phần IV )

Đây là phần 4 cũng là phần cuối cùng của Kim Tự Tháp Giza, sau bài này mình sẽ post một số clip và một bài nói về những hồn ma và con người chết đi sống lại, mình khuyên những bạn yếu tim đừng nên thử nhá, vì mình cũng tự tin lắm nhưng mém đứng tim vì coi lúc giữa khuya khoảng hơn 12:30, làm nín thấy bà không dám đi vệ sinh :D


Bí ẩn các kim tự tháp Giza, Ai Cập (Phần 4)

Như vậy, các kim tự tháp Giza là những tượng đài hoàn toàn thuộc về một thời đại xa xôi, khi một nền văn minh lớn đã phát triển rực rỡ chết đi và chìm vào lãng quên, để lại đằng sau các Kim tự tháp Giza như là một minh chứng cho các thành tựu của mình, và có lẽ cũng là một lời cảnh báo rằng: ngay cả những xã hội phát triển nhất cũng có thể bị hủy diệt hoàn toàn.

Manetho linh mục người Sebennyte, vào thế kỷ 4 TCN đã cố gắng biên dịch bộ biên niên sử hoàn chỉnh đầu tiên về lịch sử Ai Cập. Ông đã viết rằng các “thần” đã từ nơi khác đến trị vì Ai Cập, dạy người dân vùng sông Nile những kiến thức cơ sở của một nền văn minh cao cấp.


Cao nguyên Giza

Khi chúng ta nhìn vào các thần thoại lịch sử, các câu chuyện về nguồn gốc của kim tự tháp, chúng ta phát hiện ra rằng kim tự tháp không thuộc về bất kỳ Pharaông nào, mà là sản phẩm các vị “thần” cổ xưa. Từ các văn bản Ai Cập nói về Kim tự tháp, cho đến Marcellinus người La Mã, đến Al Masudi Coptic và Ibn Abd Alhokim người Ả Rập – đều viết rằng Kim tự tháp Giza được xây dựng bởi các “thần” của Tepi Zep. Họ đều kể lại rằng chúng đã được xây lên để bảo tồn kiến thức và nền văn minh tuyệt vời tránh khỏi bị hủy diệt bởi một trận Đại hồng thủy như thế nào, và rằng Trận Lụt này đã kết liễu triều đại của “thần” như thế nào. Nếu điều này là đúng, thì các Kim tự tháp Giza phải có từ ít nhất 12.000 năm trước.



Có rất nhiều bằng chứng cho thấy người Ai Cập cổ đã không xây dựng các kim tự tháp Lớn. Lớp trầm tích dày tới 4,3 m quanh nền móng kim tự tháp có chứa nhiều vỏ sò hóa thạch, cùng với bộ xương của 1 con bò biển hóa thạch, tất cả đã được xác định niên đại bằng phương pháp cácbon phóng xạ là gần 11.600 năm tuổi (cộng trừ 30 năm). Còn có các văn bản cổ xưa nói về những ngấn nước trên những phiến đá ở lưng chừng các mặt bên của kim tự tháp Lớn, cùng với những lớp muối biển tìm thấy bên trong nó.


Nhìn cận cảnh một khoảnh đất gần kim tự tháp Lớn. Có rất nhiều hóa thạch xung quanh khu vực này.
Các trầm tích này lắng đọng lại với khối lượng lớn như vậy, thì chỉ có thể là do một trận lũ lụt biển rất lớn gây ra. Tất nhiên các triều đại Ai Cập không bao giờ có thể ghi chép lại được sự kiện đó vì họ mới định cư tại khu vực này khoảng hơn 6.000 năm trước đây mà thôi. Chỉ riêng bằng chứng này cũng đủ cho thấy 3 kim tự tháp chính ở Giza có ít nhất 12.000 năm tuổi.

Các truyền thuyết và các ghi chép bí ẩn cũng kể về những ngấn nước từng in dấu rõ ràng trên những phiến đá vôi của lớp vỏ kim tự tháp trước khi chúng bị người Ả Rập lấy đi. Những ngấn nước này nằm ở lưng chừng các mặt bên của kim tự tháp, khoảng 120 m trên mực nước hiện tại của sông Nile.


Một bức tranh minh họa Biruni đang viết sách, do người Iran vẽ. Người Nga và người Afghanistan còn in chân dung của ông lên con tem của họ để tưởng nhớ

Nhà sử học vĩ đại người Ba Tư thời trung cổ là Abū Rayhān al-Bīrūnī, đã viết trong luận thuyết “Biên niên sử các quốc gia cổ đại” như thế này: “Những người Ba Tư và rất nhiều pháp sư thuật lại rằng: các cư dân ở phía tây, khi được cảnh báo bởi những nhà hiền triết của mình, họ đã xây dựng các tòa nhà của Vua và các Kim tự tháp Giza. Các dấu vết của nước trong trận Đại hồng thủy và các tác động của sóng vẫn còn nhìn thấy ở lưng chừng các kim tự tháp, nơi mà nước không dâng tới.”

Hơn nữa, khi Kim tự tháp Lớn lần đầu tiên được mở ra, những lớp muối dày khoảng 2,5cm đã được tìm thấy bên trong. Trong khi phần lớn muối này được cho là muối tự nhiên rỉ ra từ những khối đá của kim tự tháp, phân tích hóa học đã cho thấy rằng một phần trong số muối trên có thành phần khoáng chất của muối biển. Những lớp vỏ muối này, được tìm thấy ở độ cao tương ứng với các ngấn nước còn lại ở bên ngoài, là bằng chứng nữa cho thấy tại một thời kỳ nào đó trong quá khứ xa xưa, kim tự tháp này đã bị ngập một phần trong nước biển.

Chúng ta đã biết 12.000 năm trước, trái đất đã trải qua một thảm họa gây thay đổi vị trí các địa cực. Sự thay đổi có hình thức của một chấn động mạnh, hành tinh bị mất cân bằng trong giây lát, sau đó các cực nhanh chóng tái lập vị trí gần như cũ, chỉ lệch đi khoảng vài phút, nhưng gây ra dao động kéo dài trong sự quay của Trái Đất mà hiện nay vẫn còn đo thấy.



Một số nhà nghiên cứu tin rằng sự kiện đó có thể là bởi một thiên thạch hoặc sao chổi va chạm Trái đất. Hồ sơ địa chất cho chúng ta biết, mặc dù sự thay đổi là rất nhỏ, nhưng nó đã tàn phá và gây dịch chuyển vỏ trái đất trên diện rộng. Trong “Phòng vua” trong kim tự tháp Lớn, 75 tấn đá khối lớn tại phía nam của trần phòng bị nứt và đổ vỡ, và khắp đáy Kim tự tháp cũng như trong Hành lang đi xuống có nhiều vết nứt lớn trong đá, tất cả chỉ ra rằng kim tự tháp đã từng phải trải qua một chấn động to lớn. Nó đã vẫn đứng vững sau một cuộc dịch chuyển địa cực? Nếu vậy, thì các kim tự tháp Giza đã được xây dựng từ ít nhất 12.000 năm trước.

Như vậy, các kim tự tháp Giza là những tượng đài hoàn toàn thuộc về một thời đại xa xôi, khi một nền văn minh lớn đã phát triển rực rỡ chết đi và chìm vào lãng quên, để lại đằng sau các Kim tự tháp Giza như là một minh chứng cho các thành tựu của mình, và có lẽ cũng là một lời cảnh báo rằng: ngay cả những xã hội phát triển nhất cũng có thể bị hủy diệt hoàn toàn. Và đó là nền văn minh nào? Nền văn minh nào đã để lại những kiến thức cao siêu được mã hóa tinh vi trong các kim tự tháp, mà thậm chí hiện nay chúng ta vẫn chưa hiểu được? Ngay cả với trình độ khoa học ngày nay, chúng ta cũng không thể xây dựng nổi một bản sao chính xác của Kim tự tháp Lớn.

Một sự kiện nào đó đã xảy ra vào khoảng 12.000 năm trước. Một vùng đất bí ẩn đã mãi mãi biến mất bên dưới Đại Tây Dương. Plato, trong tác phẩm Timaeus và Critias của mình, đã giữ gìn được những ghi chép lịch sử về sự hủy diệt này. Plato đã kế thừa những ghi chép ấy từ tổ tiên của ông là Solon – người đã ghi chép lại câu chuyện đó từ các thầy tế Ai Cập khi họ trực tiếp đọc cho ông nghe nội dung các chữ khắc trên những cây cột của Đền thờ Neith tại Sais, ở vùng châu thổ sông Nile. Hôm nay, câu chuyện đã cho chúng ta biết về kết thúc bi thảm của một nền văn minh đã mất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét